Cấp bền của bulong được xác định và phân biệt bởi nguyên vật liệu hay đặc điểm cơ tính của chúng là độ bền kéo và giới hạn chảy. Cấo độ bền của bulong cho biết khả năng chịu được các loại ngoại lực như lực kéo, lực né, lực siết, lực cắt,… của bulong.
Có nhiều tiêu chuẩn và hệ thống khác nhau để xác định cấp độ bền cho bulong. Tại Việt Nam, chúng ta chủ yếu sử dụng hệ thống cấp bền hệ mét theo tiêu chuẩn ISO.
Hiện nay, có ba hệ thống cấp bền được sử dụng phổ biến nhất là ISO, ASTM và SAE. Mỗi hệ thống đều có các quy định riêng về tên nhưng đều có quy luật chung là cấp bền càng cao thì đặc điểm cơ tính của bulong càng lớn.
SAE là tên viết tắt của Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Xe máy Hoa Kỳ (Society of Automotive Engineers). Các tiêu chuẩn của SAE là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất với vật tư liên kết hệ inch. Tiêu chuẩn SAE J429 là tiêu chuẩn quy định thông số kỹ thuật cho bulong ốc vít. Các cấp bền của SAE J429 được ký hiệu bằng các đường thẳng hướng tâm trên đầu bulong.
Tham khảo chi tiết về ký hiệu và cấp bền của bulong tiêu chuẩn SAE tại đây.
ISO là tên viết tắt của Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế (International Organization for Standardization). Còn DIN là tên viết tắt của Viện Tiêu Chuẩn Đức (Deutsches Institut für Normung e.V.) và là tiêu chuẩn tương đương với ISO.
Tiêu chuẩn này còn hay được biết đến là tiêu chuẩn hệ mét. ISO 898-1 là tiêu chuẩn dành cho bulong ốc vít được sản xuất từ thép carbon và thép hợp kim. Tiêu chuẩn ISO 898-1 quy định 10 cấp bền khác nhau theo hệ mét. Các cấp bền của bulong tiêu chuẩn ISO được ký hiệu bằng các con số trên đầu của bulong.
Tham khảo chi tiết:
ASTM là tiên viết tắt của Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ (American Society for Testing and Materials). ASTM có nhiều tiêu chuẩn khác nhau quy định thông số kỹ thuật của vật tư liên kết hệ inch như ASTM A325, A490, A307, A193, A194, F436,... Các cấp bền của bulong tiêu chuẩn ASTM được ký hiệu bằng tên của tiêu chuẩn ở trên đầu bulong.
Tham khảo chi tiết:.
SAE J429 cấp 2: Tiêu chuẩn dành cho bulong được sản xuất từ thép carbon thấp hoặc trung bình, quy định độ bền kéo tối thiểu, từ 60 - 74 ksi. Bởi vậy nên chúng thường được sử dụng cho các mối ghép không quan trọng và trong các điều kiện không chịu áp lực và nhiệt độ không quá cao như: xây dựng nhà ở, nhà thiết kế, bảo trì,…
SAE J429 cấp 5: Dành cho bulong trung bình cao được sản xuất từ thép carbon hoặc thép hợp kim. Tiêu chuẩn quy định độ bền kéo từ 105 - 120 ksi. Bulong SAE J429 cấp 5 thường được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự và máy móc hạng nặng bởi chúng có thể chịu được lực không quá lớn.
SAE J429 cấp 8: Dành cho bulong trung bình cao được sản xuất từ thép carbon hoặc thép hợp kim. Tiêu chuẩn này quy dịnh độ bền kéo cao nhất, lên tới 150 ksi. Bởi vậy nên chứng thường được ứng dụng có điều kiện khắc nghiệt nhất như quân sự, máy móc hạng nặng và hàng không vũ trụ.
ISO 898-1 cấp bền 8.8: Cấp bền này dành cho bulong trung bình cao, tương đương với tiêu chuẩn SAE J429 cấp 5 và ASTM A325. Bulong cấp bền 8.8 có ứng dụng tương tự với các tiêu chuẩn tương đương, ngoài ra chúng còn được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí ô tô, xe máy.
ISO 898-1 cấp bền 10.9: Cấp bền này dành cho bulong cường độ cao, tương đương với tiêu chuẩn SAE J428 cấp 8 và ASTM A490. Bulong cấp bền 10.9 có ứng dụng tương tự với các tiêu chuẩn tương đương: Quân sự, máy móc hạng nặng hay hàng không vũ trụ.
ISO 898-1 cấp bền 12.9: Là cấp bền cao nhất hiện nay dành cho bulong tại Việt Nam. Chúng thường được ứng dụng quan trọng như để bảo vệ động cơ hay lắp đặt vỏ động cơ.
ASTM A307: Là tiêu chuẩn dành cho bulong cường độ thấp được sản xuất từ thép carbon. Tiêu chuẩn này quy định độ bền kéo tối thiểu, từ 60 - 100 ksi. Tương đương với tiêu chuẩn SAE J429 cấp 2 và được ứng dụng trong các lĩnh vực chung như: xây dựng nhà ở, kết nối đường ống,…
ASTM A325: Là tiêu chuẩn dành cho bulong trung bình cao được sản xuất từ thép carbon và thép hợp kim, có độ bền kéo tối thiểu 120 ksi. Tương đương với tiêu chuẩn SAE J429 cấp 5 và ISO cấp bền 8.8. Thường được ứng dụng trong lĩnh vực yêu cầu khả năng chịu tải, độ an toàn và tuổi thọ như kết cấu thép, năng lượng, dầu khí,…
ASTM A490: Là tiêu chuẩn dành cho bulong cường độ cao được sản xuất từ thép carbon hoặc thép hợp kim, có độ bền kéo từ 150 - 173 ksi. Tương đương với tiêu chuẩn SAE J429 cấp 8 và ISO cấp bền 10.9. Chúng thường được ứng dụng trong lĩnh vực yêu cầu khả năng chịu lực và độ cứng cao như: kết cấu thép, đóng tàu, xây dựng cầu đường,...
Ngoài các tiêu chuẩn thì một số loại bulong còn được ký hiệu và xác định cấp bền qua tên vật liệu. Ví dụ như:
Bulong Inox:
Bulong Titan:
Bulong Quang Thái tự hào là nhà máy sản xuất và phân phối bulong và vật tư liên kết tại thị trường miền Nam. Hiện nay, Bulong Quang Thái là một trong những nhà máy các mặt hàng bulong, vật tư liên kết tốt nhất với giá cạnh tranh nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đưa chất lượng sản phẩm lên hàng đầu mang đến độ tin cậy cao cho quý khách.